Ngành quản lý văn hóa

1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp

2. Tên ngành đào tạo: Quản lý văn hóa

3. Mã ngành: 42340405

4. Đối tượng học sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT hoặc tương đương . Thí sinh đã có 1 văn bằng tốt nghiệp như: Đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề,..(theo quy chế tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ GD&ĐT)

5. Thời gian đào tạo: 2 năm, 3 năm ,  1 năm

6. Giới thiệu tóm tắt chương trình:

Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Quản lý văn hóa để quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

7. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh tốt nghiệp đạt chuẩn kiến thức sau:

Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật; những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; khoa học quản lý trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

8. Yêu cầu về kỹ năng:

Học sinh tốt nghiệp đạt chuẩn các kỹ năng thực hành cơ bản của ngành Trung cấp Quản lý văn hóa gồm:

8.1. Kỹ năng cứng

– Có kỹ năng quản lý, nghiên cứu đề xuất chính sách văn hóa

– Có kỹ năng tổ chức, điều hành các tổ chức và hoạt động văn hóa nghệ thuật. 

8.2. Kỹ năng mềm:

Kỹ năng mềm: Học sinh tốt nghiệp phải có chứng chỉ/chứng nhận một trong các kỹ năng mềm của các tổ chức, trung tâm được cấp phép đào tạo kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm việc làm, kỹ năng tư duy…

Kỹ năng tin học: Học sinh sau khi tốt nghiệp đạt chứng chỉ Chuyên viên tin học văn phòng (Microsoft Office Specialist -MOS) đối với 3 phần mềm MS. Word, MS. Excel và MS. Powerpoint. Có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng, đồng thời có khả năng tìm hiểu và sử dụng các phần mềm phục vụ công tác dạy học

Kỹ năng ngoại ngữ: Học sinh sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra về tiếng Anh 

9. Yêu cầu về thái độ:

Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao.

Có lập trường tư tưởng vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, yêu nghề, nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

10. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Người tốt nghiệp Trung cấp quản lý văn hóa thông tin được tuyển dụng vào làm việc tại Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các đơn vị thuộc ngành văn hóa và một số tổ chức kinh tế xã hội. Người tốt nghiệp trung cấp Quản lý văn hoá thông tin có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương; xây dựng các phong trào văn hóa văn nghệ ở địa phương, cơ quan, tổ chức kinh tế xã hội theo đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham mưu và tham gia quản lý các hoạt động văn hóa của địa phương theo qui định của pháp luật.

Người tốt nghiệp trung cấp Quản lý văn hoá có bản lĩnh chính trị vững vàng, hiểu biết và thực hiện theo chủ trương đường lối của Đảng về hoạt động văn hóa và gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước; có tinh thần bảo tồn, phát huy, làm giàu thêm vốn văn hóa dân tộc, đồng thời tích cực đấu tranh với các dòng văn hóa ngoại lai phản động.

11. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng:

  • Tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Cao đẳng, Đại học) và để năng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân sự ở đơn vị công tác.